Ứng dụng nông nghiệp thông minh vào Việt Nam

Nông nghiệp thông minh  – Nông nghiệp 4.0

Trong thời đại 4.0 với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển đến đỉnh cao, con người dần đi đến một xã hội tự động với sự hỗ trợ của máy móc với trí tuệ AI là chính. Sự ra đời của những ứng dụng này nhằm giải quyết những khó khăn của chúng ta trong quá khứ. 

Hãy cùng MiSmart Cùng sơ lược qua về nông nghiệp của Việt Nam, và đến thời điểm này, nông nghiệp thông minh được định nghĩa như thế nào với sự góp mặt trí tuệ AI trong nông nghiệp.

Hiện trạng nông nghiệp thông minh tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức

Việt Nam có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý lợi thế cho nền nông nghiệp với nguồn nước tưới dồi dào, các loại cây trồng và vật nuôi đa dạng. Tuy vậy, cũng gặp không ít khó khăn như: thiên tai, bão lũ, xâm nhập mặn,… Đồng bằng sông Cửu Long là ngõ giao thương quan trọng trên thế giới, là nơi trung chuyển hàng hóa đi Châu Á Thái Bình Dương.

Vào thời kỳ hội nhập, thị trường thế giới được mở rộng cùng những thay đổi cơ cấu từ sản xuất cây lương thực sang cây rau màu và thủy sản. Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm hữu cơ, thân thiện với môi trường. Thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam tiềm năng nhưng rủi ro cao khi giá cả nông sản trên thế giới thay đổi bất thường.

Hiệp định tự do hóa thương mại lớn như CPTPP và EVFTA tạo cơ hội cho nông sản Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới. Tuy nhiên, cũng sẽ tạo ra khó khăn không nhỏ về cam kết sâu rộng và cáo buộc cao. Chất lượng nông sản và việc truy xuất nguồn gốc nông sản là một khó khăn lớn với nền nông nghiệp Việt Nam.

Thành tựu nông nghiệp Việt Nam

Trong năm 2019, các mặt hàng như: gỗ, tôm, rau quả và hạt điều có kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD trong nhóm 8 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước.

Nhận thấy sự khó khăn của việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, các Bộ và doanh nghiệp địa phương đã xây dựng chuỗi liên kết các mặt hàng chủ lực lại với nhau. Điển hình ở đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo của 10.000 hộ trồng lúa. 

Ngoài việc đầu tư và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn đã đẩy mạnh đầu tư nông nghiệp công nghệ cao như Vinamilk, TH, Lavifood, Ba Huân,…

Ngoài 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Phú Yên, Bạc Liêu và Hậu Giang được thành lập, hiện đang trình xét duyệt 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Thái Nguyên, Quảng Ninh và Lâm Đồng.

Bằng sự cố gắng không ngừng, học hỏi và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, hiện nay cả nước có gần 3.000 mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Nông nghiệp thông minh là gì?

Tùy vào các giải pháp áp dụng để giải quyết khó khăn trong nông nghiệp đó là gì mà định nghĩa nông nghiệp thông minh. Nền nông nghiệp thông minh của năm 1990 và năm 2020 sẽ khác rất xa nhau. Vì vậy, tùy từng thời điểm mà khái niệm nông nghiệp thông minh sẽ được định nghĩa lại.

Ở hiện tại, nông nghiệp thông minh hay nông nghiệp 4.0 có thể hiểu là nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động hóa,…); công nghệ sản xuất, bảo vệ sản phẩm an toàn (hữu cơ, theo GAP…); công nghệ quản lý, nhận diện sản phẩm theo chuỗi…gắn với hệ thống trí tuệ nhân tạo (công nghệ thông tin).

Thế giới đã áp dụng nông nghiệp thông minh thế nào?

– Canh tác nhà kính: là biện pháp tối ưu nhằm kiểm soát điều kiện tự nhiên gây ảnh hưởng đến cây trồng, bảo vệ cây khỏi sâu, bệnh hại không mong muốn.

–  Công nghệ đèn LED: giúp cây hấp thụ tối đa lượng ánh sáng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển.

– Thiết bị không người lái và vệ tinh: khảo sát địa hình, tăng độ chính xác quản lý các dữ liệu của trang trại.

– Sử dụng robot nông nghiệp, drone nông nghiệp: giảm thiểu sức lao động của con người, được áp dụng ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới. 

– Nhật Bản bắt đầu với nền nông nghiệp trồng lúa tuy nhiên hiện nay nổi tiếng với phòng thí nghiệm siêu sạch trồng xà lách ăn ngay sau khi thu hoạch. 

– Mỹ với chính sách phát triển nông nghiệp, cơ chế hóa máy móc giảm thiểu sức lao động khi sản xuất trên những nông trại rộng lớn. Không khó để thấy nông dân Mỹ ngồi ca-bin gắn máy điều hòa đi cày xới đất, hay thu hoặc cây trồng. Việc phun thuốc trừ sâu bệnh hoàn toàn bằng máy bay.

Nông nghiệp thông minh ở Việt Nam 10 năm trở lại đây

Việt Nam là nước mạnh về nông nghiệp, vị trí địa lý thuận lợi, giàu phù sa, kênh rạch chằng chịt mang lại nguồn nước tưới cho cây trồng, là điều kiện tiên quyết cho sản xuất nông nghiệp. Việt Nam bước đầu đưa công nghệ vào sản xuất, thiết bị phun tưới được kết nối Internet vận hành thông qua điện thoại. 

Tại Đà Lạt hệ thống nhà lưới trồng rau với ánh sáng đèn LED đang được áp dụng, bước đầu đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra Đà Lạt còn đi đầu trong việc xây dựng hệ thống trồng rau thủy canh hoàn toàn tự động, phục vụ cho việc cung cấp nông sản sạch và tham quan du lịch. Các vườn hoa tại đây tưới nước hoàn toàn bằng hệ thống tự động đã được thiết lập sẵn, thiết bị cảm biến cho biết độ ẩm, lượng nước tưới và thời gian tưới.

Mô hình khép kín vườn ao chuồng đã được áp dụng từ nhiều năm nay và có bước tiến triển tốt. Hợp tác xã trồng cây theo GAP bao tiêu đầu ra cho nông sản, đảm bảo nguồn gốc thực phẩm cho các siêu thị đã và đang phát triển.

Đối với cây lúa, ở nhiều địa phương đã đưa máy móc vào sản xuất cũng như thu hoạch nhằm tối đa năng suất. Ở các hợp tác xã lớn trên cả nước đã tiến hành phun các chế phẩm sinh học trừ sâu, bệnh bằng máy bay tăng độ chính xác và tiến đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Tuy nhiên, Việt nam vẫn chưa có mô hình nông nghiệp thông minh hoàn chỉnh theo đúng khái niệm. Để có thể phát triển ở Việt Nam, chúng ta cần có giải pháp phù hợp: sự giúp sức của Chính phủ hướng Việt Nam theo nông nghiệp công nghệ cao; tái cơ cấu lại nền nông nghiệp; quy hoạch vùng để phù hợp với loại cây trồng và điều kiện tự nhiên; đào tạo nguồn nhân lực tiếp cận công nghệ cao, hiểu biết và vận hành; mở rộng hợp tác quốc tế cập nhật đổi mới công nghệ từ nước ngoài; xây dựng và quảng bá thương hiệu có sự cạnh tranh trên thế giới.

Khát vọng đột phá mô hình nông nghiệp thông minh

Bước đầu, Mismart đã thiết kế và làm chủ hoàn toàn hệ thống phần mềm điều khiển bay, phần mềm bay, phần mềm quản lý bay, phần mềm AI. 

Với khả năng phân tích hình ảnh và giám sát trên không của hệ thống Drone MiSmart sẽ mang lại hiệu quả canh tác và vận hành hơn cho các Doanh nghiệp và Hợp tác xã.

Và ở tương lai không xa, MiSmart sẽ tiến hành phát triển các hệ thống phần mềm khác phục vụ cho mô hình nông nghiệp thông minh như: robot nông nghiệp, cảm biến vật nuôi, hay máy kéo tự động.