Máy bay không người lái phục vụ nông nghiệp

Với mong muốn góp phần hiện đại hóa canh tác, giảm chi phí đồng thời tăng chất lượng nông sản, kỹ sư Phạm Thanh Toàn (Giám đốc điều hành MiSmart) đã cùng cộng sự chế tạo và thương mại hóa thành công máy bay không người lái phục vụ nông nghiệp.


Máy bay không ngưi lái chun b phun thuc tr sâu cho lúa

Máy bay không người lái do người Việt chế tạo có giá thành thấp, giải quyết bài toán chi phí đầu tư công nghệ cũng như nhân công cho ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản và tăng sức cạnh tranh.

Gii pháp kinh tế cho nhà nông

Máy bay không người lái hoạt động với nền tảng quản lý tích hợp trí tuệ nhân tạo – AI, nhờ đó đưa ra dữ liệu cây trồng với tỷ lệ chính xác đến 97% và data lưu trữ trên các hệ thống lưu trữ đám mây Việt Nam. Ứng dụng AI có thể xác định những vùng bất thường trên cánh đồng thông qua ảnh mà thiết bị bay chụp được gửi về và phân tích; xác định sức khỏe cây trồng, phân loại sâu bệnh trên cây dựa vào tình trạng lá, tán cây, phân tích cụ thể và đưa ra phương án xử lý cho từng loại sâu bệnh; dự đoán sản lượng cây trồng giúp nông dân giải bài toán sản lượng nông sản, từ đó làm tốt công tác lên kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ. “Tùy loại máy bay cho vùng chuyên canh, địa hình đặc thù mà chúng tôi lựa chọn nguyên vật liệu, linh kiện điện tử gia công và lắp ráp theo thiết kế. Với khả năng phân tích hình ảnh và giám sát trên không của hệ thống máy bay không người lái sẽ mang lại hiệu quả hơn trong canh tác cũng như vận hành cho doanh nghiệp, hợp tác xã”, kỹ sư Phạm Thanh Toàn khẳng định.

Máy bay không người lái là giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các ngành nông – lâm – thủy sản và cả ngành công nghiệp. Cụ thể, ở lĩnh vực nông nghiệp, máy bay làm nhiệm vụ phun thuốc trừ sâu, khảo sát cây trồng. Còn ở lĩnh vực lâm nghiệp, việc quản lý rừng trên diện tích lớn thông qua thiết bị bay hỗ trợ giám sát tình trạng bất ổn như cháy rừng và đánh giá tình trạng đất đai, tiết kiệm thời gian và nhân công. Tương tự, ở lĩnh vực thủy sản, áp dụng thiết bị bay giúp cắt giảm chi phí và người sử dụng có thể quản lý kế hoạch cho tôm, cá ăn khoa học, tiết kiệm lượng thức ăn dư thừa, từ đó nâng cao doanh thu.


Bay lên cao phun thuc

Các chuyên gia công nghệ và nông nghiệp đánh giá, thiết bị bay không người lái do người Việt chế tạo có nhiều ưu điểm vượt trội và thiết kế không thua kém sản phẩm ngoại nhập. Theo đó, cánh máy bay được thiết kế từ vật liệu composite sợi carbon cho phép giảm trọng lượng toàn bộ máy bay nhưng tăng khả năng chịu lực. Đồng thời với cấu trúc lắp nhỏ gọn, các khớp gấp chắc chắn không cần đến dụng cụ khác và kích thước được giảm đến 60%, thuận tiện cho việc di chuyển. Đại diện bộ phận kỹ thuật của MiSmart cho biết, máy bay được thiết kế hệ thống vòi phun công suất lớn, có khả năng phun phủ 10ha trong 1 giờ, hiệu quả gấp 40 lần so với phương thức thủ công. Vòi phun có thể gấp lại trong vòng 3 giây, nghiêng 9 độ lên trên giúp tăng phạm vi phun và tránh va chạm. Tương tự, sử dụng máy bay cho việc rải phân bón sẽ tăng hiệu quả và chính xác hơn. Tùy loài cây và địa hình, máy bay có thể rải tối đa 11kg/phút.

M ra tương lai công ngh cho Vit Nam

Các chuyên gia công nghệ và nông nghiệp khẳng định, máy bay không người lái do MiSmart thiết kế phù hợp với địa hình, thời tiết Việt Nam. Sản phẩm đã mở ra tương lai công nghệ mới cho nền nông nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị so với các sản phẩm ngoại nhập (giá thành máy bay không người lái của MiSmart hiện khoảng 260 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với sản phẩm tương tự).  Kỹ sư Phạm Thanh Toàn cho biết, trong thời gian học thạc sĩ chuyên ngành AI tại Nhật Bản, anh nhận thấy việc áp dụng công nghệ thông minh vào hoạt động canh tác đã giúp nông nghiệp nước này phát triển vượt bậc. Trong khi đó, nông nghiệp Việt Nam vẫn hoạt động thủ công là chủ yếu, đến mùa phải giải cứu nông sản khiến cuộc sống người nông dân bấp bênh. Điều này thôi thúc anh và những người đồng hành phát triển mô hình nông nghiệp thông minh tại Việt Nam với mục tiêu hỗ trợ tốt nhất có thể cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.


H thng điu khin máy bay

Sau thời gian chuẩn bị nguồn tài chính, nhân lực và dự báo xu hướng thị trường, năm 2019, MiSmart ra đời và không lâu sau trở thành một startup công nghệ được trong và ngoài nước biết đến.

Vi các gii pháp công ngh phc v nông nghip, nhiu sn phm ca MiSmart đã đot gii thưng cao  các cuc thi như: Tìm kiếm gii pháp chuyn đi s Vit Nam (VietSolutions 2020); đi mi sáng tng dng trí tu nhân to TP.HCM (HAI 2020); chương trình th thách sáng to cùng công ngh trí tu nhân to “AI Accelerator Challenge 2021”…

Anh Toàn chia sẻ, thời gian đầu khởi nghiệp gặp vô vàn khó khăn, nhất là việc tìm linh kiện lắp ráp theo yêu cầu thiết kế bởi ngành công nghiệp phụ trợ trong nước còn hạn chế. Trước sự quyết tâm của MiSmart, các công ty chuyên sản xuất hàng phụ trợ của nước ngoài đã đồng ý sản xuất theo đơn hàng nhỏ lẻ chưa có tiền lệ. Máy bay không người lái đầu tiên đã ra đời, bay thử nghiệm thành công trên cánh đồng lúa ở miền Tây. “May mắn là ngay thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chúng tôi đã có một lượng khách hàng đáng kể ở nhiều địa phương, trong đó nhiều nhất là miền Tây như các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang… Chỉ sau 6 tháng, chúng tôi đã cung cấp hơn 100 máy bay không người lái và chuyển giao công nghệ cho các hợp tác xã, trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp phục vụ tưới, bón phân, phun thuốc… Hiện chúng tôi đã làm chủ hoàn toàn việc sản xuất các bộ phận như khung carbon, phần mềm… và đang tiến hành nghiên cứu sản xuất pin để hạ giá thành thấp nhất có thể nhằm hỗ trợ người nông dân”, anh Toàn cho biết.

Về hướng phát triển trong tương lai, đại diện MiSmart cho biết, bên cạnh sản xuất và thương mại hóa các dòng máy bay không người lái phục vụ chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, giao thông, môi trường…, thời gian tới sẽ triển khai các dự án số hóa phục vụ nuôi trồng thủy sản. Cụ thể là sản phẩm tàu ngầm lặn để quan sát, theo dõi sự phát triển tôm cá nuôi trên biển.

Nguồn: Báo Giáo dục Online